Khắc phục hạn chế của gờ giảm tốc
Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015
Một trong những giải pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông khá hiệu quả là lắp đặt gờ giảm tốc tại các ngã ba, ngã tư, đường giao cắt với đường ưu tiên, khu vực gần “điểm đen” giao thông… Nếu đặt đúng vị trí cần thiết gờ giảm tốc sẽ phát huy các tác dụng tích cực, nhưng ngược lại cũng có thể gây ra bất cập, thậm chí là hậu quả xấu về an toàn giao thông. Thực tế việc lắp đặt các gờ giảm tốc hiện nay cho thấy đang có tình trạng lắp đặt quá nhiều gờ giảm tốc không đúng vị trí cần lắp đặt dẫn đến tình trạng gờ giảm tốc xuất hiện bừa bãi theo chủ quan, nơi thì quá mỏng không có khả năng hạn chế tốc độ, nơi lại quá dày, gây khó khăn cho người tham gia giao thông.
Xuất hiện ban đầu trên những tuyến đường trong đô thị, đến nay gờ giảm tốc đã phổ biến, có mặt trên các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, thậm chí là cả các tuyến đường thôn, xã. Theo quy định thông thường, gờ giảm tốc phải đặt cách “điểm đen” từ 15 đến 20m, cách giao lộ 5-7m để báo hiệu cho các chủ phương tiện chủ động giảm tốc độ nhưng hiện nhiều tuyến đường chưa đầy 100m mà cũng có đến 3-4 gờ giảm tốc. Số lượng các gờ giảm tốc tại mỗi cụm giảm tốc cũng rất khác nhau, phổ biến là cụm gờ giảm tốc có 7 gờ giảm tốc nhưng có cụm 5 gờ, thậm chí chỉ có 3 gờ.
Nhiều cụm gờ giảm tốc được lắp đặt liên tiếp, lại quá cao, chất liệu chủ yếu bằng bê tông nhựa và bê tông xi măng nên rất cứng, độ xóc lớn, dễ gây nguy hiểm cho xe mô tô, xe đạp… Những nơi gờ giảm tốc quá thấp thì hầu như không phát huy được tác dụng. Nguyên tắc của gờ giảm tốc là báo hiệu giảm tốc từ xa chứ không phải tới nơi rồi mới giảm tốc đột ngột. Thực trạng lắp đặt thiếu khoa học dẫn đến lạm dụng, để tồn tại nhiều gờ giảm tốc ở vị trí không phù hợp, sai tiêu chuẩn, chất lượng làm mất tác dụng của gờ giảm tốc, không giảm thiểu được tai nạn giao thông lại làm lãng phí một nguồn kinh phí rất lớn.
Xuất hiện ban đầu trên những tuyến đường trong đô thị, đến nay gờ giảm tốc đã phổ biến, có mặt trên các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, thậm chí là cả các tuyến đường thôn, xã. Theo quy định thông thường, gờ giảm tốc phải đặt cách “điểm đen” từ 15 đến 20m, cách giao lộ 5-7m để báo hiệu cho các chủ phương tiện chủ động giảm tốc độ nhưng hiện nhiều tuyến đường chưa đầy 100m mà cũng có đến 3-4 gờ giảm tốc. Số lượng các gờ giảm tốc tại mỗi cụm giảm tốc cũng rất khác nhau, phổ biến là cụm gờ giảm tốc có 7 gờ giảm tốc nhưng có cụm 5 gờ, thậm chí chỉ có 3 gờ.
Nhiều cụm gờ giảm tốc được lắp đặt liên tiếp, lại quá cao, chất liệu chủ yếu bằng bê tông nhựa và bê tông xi măng nên rất cứng, độ xóc lớn, dễ gây nguy hiểm cho xe mô tô, xe đạp… Những nơi gờ giảm tốc quá thấp thì hầu như không phát huy được tác dụng. Nguyên tắc của gờ giảm tốc là báo hiệu giảm tốc từ xa chứ không phải tới nơi rồi mới giảm tốc đột ngột. Thực trạng lắp đặt thiếu khoa học dẫn đến lạm dụng, để tồn tại nhiều gờ giảm tốc ở vị trí không phù hợp, sai tiêu chuẩn, chất lượng làm mất tác dụng của gờ giảm tốc, không giảm thiểu được tai nạn giao thông lại làm lãng phí một nguồn kinh phí rất lớn.
Thiết nghĩ, khắc phục tình trạng này ngành giao thông các địa phương cần tiến hành rà soát, loại bỏ các gờ giảm tốc không phù hợp; chỉnh sửa lại các gờ giảm tốc hư hỏng, xuống cấp không phát huy được tác dụng. Bên cạnh đó, việc xây dựng tiêu chuẩn trong lắp đặt gờ giảm tốc cũng phải được quan tâm, nghiên cứu kịp thời hơn.
Để quan tâm nhiều hơn xin vui lòng kích vào đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét